Hệ bạch huyết và cơ thể chúng ta

Hệ bạch huyết và cơ thể chúng ta

Hệ bạch huyết và cơ thể chúng ta

Khi điều trị tại Lala Beauty & Treatment Spa mọi người sẽ có lúc nghe đến Hệ Bạch Huyết – “thải độc qua hệ bạch huyết”. Vậy mình cùng tìm hiểu xem Hệ bạch huyết là gì nhé!

Hệ bạch huyết của người

Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của động vật có xương sống chống lại mầm bệnh, các dị vật và các tế bào biến dạng (ung thư). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nó cũng là một phần của hệ tuần hoàn có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo. Nó bao gồm bạch huyết, mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt/mấu bạch huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá lách, và tuyến ức.

Sơ đồ hệ bạch huyết trên cơ thể người

Hệ bạch huyết được hai người Olaus Rudbeck và Thomas Bartholin độc lập với nhau mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Không giống như hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết không phải là một hệ thống đóng.

CHỨC NĂNG

Cân bằng thể dịch

Mỗi ngày có khoảng 30 lít dịch đi từ các mao mạch máu vào dịch kẽ, trong đó chỉ có 27 lít đi ngược trở lại. Nếu 3 lít còn lại vẫn ở lại dịch kẽ, sẻ gây phù làm tổn thương mô và cuối cùng là tử vong. Nhờ có hệ bạch huyết 3 lít dịch này được đi vào các mao mạch bạch huyết. Các dịch này gọi là bạch huyết. Bạch huyết đi qua mạch bạch huyết rồi trở về máu. Cùng với nước, bạch huyết chứa các chất tan lấy từ hai nguồn:

Các chất trong huyết tương, như các ion, các chất dinh dưỡng, các khí, và một số protein, đi từ mao mạch máu vào dịch kẽ và trở thành thành phần của bạch huyết.

Các chất lấy từ các tế bào như các hormone, các enzym và các chất thải, cũng được tìm thấy trong bạch huyết

Hấp thu chất béo

Hấp thu chất béo: Hệ bạch huyết hấp thụ các chất béo và các chất khác từ đường tiêu hóa.

Các mạch bạch huyết gọi là các bạch mạch – lacteal nằm ở lớp lót ruột non. Mỡ đi vào các lacteal và đi qua các mạch bạch huyết vào vòng tuần hoàn tĩnh mạch. Bạch huyết đi qua các mạch bạch huyết này, gọi là dưỡng trấp – chyle , có dạng sữa vì có chứa mỡ.

Bảo vệ

Các vi thể và các dị vật đổ vào bạch huyết và máu từ các hạch bạch huyết và lá lách. Thêm nữa, các tế bào bạch huyết và các tế bào khác có khả năng tiêu hủy các vi thể và các dị vật này.

Cơ chế

Ba cơ chế chính chịu trách nhiệm cho chuyển dịch của bạch huyết trong mạch.

1. Sự co mạch bạch huyết.

Ở nhiều bộ phận của cơ thể, mạch bạch huyết bơm bạch huyết đi. Các van một chiều chia các mạch bạch huyết ra thành các hốc, hoạt động như “các quả tim sơ khai”. Bạch huyết di chuyển vào hốc, các cơ trơn ở thành hốc co, và bạch huyết chảy đến hốc kế tiếp. Một số tế bào cơ trơn ở thành mạch bạch huyết là các tế bào tạo nhịp.

Các tế bào tạo nhịp tự động khử cực, gây sự co cơ theo chu kỳ của các mạch bạch huyết.

2. Sự co của cơ xương.

Khi tế bào cơ xung quanh co, mạch bạch huyết bị đè ép, làm cho bạch huyết chuyển động.

3. Các thay đổi áp lực lồng ngực.

Trong quá trình hít vào, áp lực ở khoang lồng ngực giảm, các mạch bạch huyết mở rộng và bạch huyết chảy vào đó. Khi thở ra, áp lực khoang lồng ngực tăng, mạch bạch huyết bị đè ép, làm bạch huyết chảy đi.

Tài liệu bài viết được dẫn từ Wikipedia

Do đó, tăng cường vận động, massage và yoga đều có tác dụng trong việc hỗ trợ trong cơ chế chuyển dịch của hệ bạch huyết trong cơ thể. Tăng khả năng miễn dịch, trao đổi chất, chống phù nề và giải toả cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp Massage Trị liệu kết hợp giữa Cơ & Huyệt đạo là một kỹ thuật khó chưa phát triển, đòi hỏi trình độ chuyên viên cao có sự am hiểu cũng như thực hành trong trị liệu để có thể nhận dạng, phân biệt được chính xác vấn đề của từng khách hàng mà có phương pháp trị liệu phù hợp.

Tại LALA BEAUTY & TREATMENT SPA®️ chúng tôi trả lời và khẳng định bản thân bằng kết quả, sự hài lòng từ khách hàng (xem đánh giá thật trên fanpageGoogle map). Tự hào là nơi giải quyết mọi vấn đề Cơ – Xương – Khớp cho cơ thể bạn, bên cạnh dịch vụ chăm sóc da khoẻ đẹp tự nhiên và lành tính nhất.

Hãy đến với LALA BEAUTY & TREATMENT SPA®️ nếu bạn đã quá mệt mỏi với những lời quảng cáo sáo rỗng!

Top 10 Thương Hiệu, Nhãn Hiệu Độc Quyền Uy Tín 2019

#spa #spatrilieu #lalaspatrilieu

Leave your thought here